Bản in     Gởi bài viết  
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước đến năm 2020

Ngày13/4/2011 UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 919/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước đến năm 2020 với các mục tiêu và những định hướng phát triển chủ yếu như sau

I. Mục tiêu

- Tốc độ tăng dân số thời kỳ 2011-2015 đạt 2,90% và thời kỳ 2016-2020 đạt 3,54%.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011-2015 đạt 12,6% và thời kỳ 2016-2020 đạt 9,7%.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: khu vực I ngày càng giảm, khu vực II và III ngày càng tăng. Đến năm 2015: khu vực I là 58,0%, khu vực II là 14,0% và khu vực III là 28,0% và tương ứng đến năm 2020 là 43,0%; 23,0% và 34,0%.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 37,0 triệu đồng và năm 2020 đạt 57,9 triệu đồng (giá hiện hành).
- Phấn đấu đến 2015, có 80% và đến năm 2020 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; năm 2015 có 3,0 bác sĩ/vạn dân và năm 2020 có 4,0 bác sỹ/vạn dân. Về giáo dục đến năm 2020 có 80% trường học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó đào tạo nghề đạt 40%.
- Bảo vệ môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân nhất là dân cư đô thị. Cần bảo vệ môi trường theo từng ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển cân đối bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội.
II. Quy hoạch các ngành và lĩnh vực
1. Khu vực I - ngành nông, lâm nghiệp
a) Quan điểm
Tận dụng triệt để các lợi thế về vị trí địa lý, khai thác hợp lý các nguồn lực để tiếp tục phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp với tốc độ cao và ổn định; có những bước chuyển biến tích cực về cơ cấu trong nội bộ các ngành trong khu vực I. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp.
b) Mục tiêu
Trong giai đoạn 2011 – 2020, ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn được xác định là ngành sản xuất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của huyện. Với mục tiêu đó, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện tiếp tục phát triển theo hướng tập trung theo vùng chuyên canh lớn với tỷ suất hàng hoá cao, phục vụ tối đa cho nhu cầu xuất khẩu. Đặc biệt đối với sản phẩm của cây công nghiệp lâu năm, những sản phẩm mang tính chiến lược của tỉnh cũng như của quốc gia.
 


Một số mục tiêu chủ yếu
 
2015
2020
1. Diện tích một số cây chủ yếu (ĐV: ha)
 
 
          + Cây cao su
23.900
24.400
          + Cây cà phê
300  
300
          + Cây điều
6.000
5.500
          + Cây tiêu
2.000
2.000
2. Chăn nuôi (ĐV: con)
 
 
   - Trâu, bò
15.500
16.000
   - Heo
45.000
57.000
   - Gia cầm (1000 con)
1.000
1.300
 
2. Khu vực II
a) Quan điểm phát triển
Tập trung phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Trong đó, ngành công nghiệp sẽ chú trọng vào tiềm năng công nghiệp chế biến, dựa vào nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương như: chế biến nông, lâm sản, khoáng sản; Ngành xây dựng tập trung chú trọng vào phát triển đô thị tạo nên bộ mặt mới cho đô thị văn minh của huyện.
Đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp của huyện và kết nối với các đầu mối giao thông, các khu, cụm công nghiệp khác xung quanh vùng tạo nên sự phát triển lan tỏa mạnh cho huyện Hớn Quản nói riêng và cho tỉnh Bình Phước nói chung.
b) Mục tiêu phát triển
Trong giai đoạn 2011-2020, huyện Hớn Quản cần tập trung mọi nguồn lực nhằm đưa khu vực II thành mũi nhọn của huyện. Giai đoạn 2011-2015, khi các cụm công nghiệp dần hoàn thành và đi vào hoạt động thì tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp đạt 29%, qua đó thúc đẩy khu vực II cũng tăng với tốc độ là 22,8%. Đến giai đoạn 2016-2020, khi các cụm đã đi vào hoạt động ổn định và thu hút nhiều nhà đầu tư thì tốc độ gia tăng của khu vực II đạt 14,4%, của ngành công nghiệp là 20,4.
Theo giá hiện hành thì năm 2015, khu vực II có giá trị sản xuất là 1.330 tỷ đồng, của ngành công nghiệp là 460 tỷ (chiếm 34,6%). Đến năm 2020, khu vực II đạt 3.550 tỷ đồng, ngành công nghiệp đạt 1.650 tỷ (chiếm 46,5%).
c) Quy hoạch các khu công nghiệp và cụm công nghiệp
- Khu công nghiệp Tân Khai I: 113 ha.
- Khu công nghiệp Tân Khai II: 344 ha.
- Khu công nghiệp Tân Khai: 45,92 ha.
- Khu công nghiệp Việt Kiều: 101,82 ha.
- Khu công nghiệp Thanh Bình: 91,94 ha.
Ngoài ra, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Long (cũ) đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 28/1/2008, đến năm 2020, có khu công nghiệp Đồng Nơ với tổng diện tích 3.500 ha.
3. Khu vực III
3.1. Ngành thương mại
a) Quan điểm
- Phát triển ngành thương mại về qui mô và chất lượng, đa dạng hóa ngành nghề. Tiếp tục phát triển mạnh các ngành dịch vụ truyền thống. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống chợ nông thôn nhằm trao đổi hàng hóa và tiêu thụ nông sản cho nông dân.
- Ngành thương mại sẽ tập trung phát triển mạnh vào giai đoạn 2011-2020; trong đó giai đoạn 2011-2015 sẽ chủ yếu xây dựng hệ thống chợ để chuẩn bị cho giai đoạn sau phát triển mang tính đột phá cho nền kinh tế huyện.
- Đảm bảo tiêu dùng cho nhân dân trong huyện.
- Ưu tiên phát triển và trao đổi hàng hóa với số lượng và lưu lượng lớn với các trung tâm kinh tế xung quanh huyện.
b) Mục tiêu
Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) của ngành thương mại luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn các ngành khác trong khu vực III ở cả 2 giai đoạn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 có tốc độ tăng trưởng là 24,0% và 12,9%. Tốc độ này tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của cả khu vực III (20,0% và 12,1%).
3.2. Ngành tài chính
Dự kiến thu ngân sách năm 2015 là 80 tỷ, chiếm 2% GDP và đến năm 2020 chiếm khoảng 4,2% GDP.
3.3. Ngành y tế
- Đến năm 2015: 80% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; phấn đấu có 3 bác sỹ/1 vạn dân; 80% trạm y tế xã có bác sỹ; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm giảm 1,5%; Xây dựng bệnh viện huyện 70 giường bệnh.
- Đến năm 2020: Phấn đấu đạt 100% trạm y tế xã có bác sỹ; Phấn đấu có 4 bác sỹ/1 vạn dân; Xây dựng bệnh viện huyện 150 giường bệnh.
3.4. Ngành giáo dục - đào tạo
- Phấn đấu đến năm 2015: Có khoảng 20% trường phổ thông và trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia; 100% trường tiểu học có đủ đồ dùng dạy học phục vụ yêu cầu đổi mới chương trình trước năm 2015; Tỷ lệ huy động trẻ đến trường là 97% năm 2015.
- Phấn đấu đến năm 2020: Các trường từ mẫu giáo mầm non đến phổ thông cơ sở đạt chuẩn quốc gia; Số trường mầm non sẽ phát triển thêm cho đến năm 2020 là 18 cơ sở; kể cả các trường tư thục; Năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%, trong đó qua đào tạo nghề là trên 40%.
3.5. Ngành văn hóa thông tin
- Phấn đấu đến trước năm 2015: các xã, thị trấn trong huyện đều có kế hoạch xây dựng khu văn hóa; Dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là 24,5% và đến năm 2020 sẽ có 30% dân số toàn huyện.
- Phát thanh sẽ phủ sóng toàn huyện, kể cả ở vùng xa với chất lượng tốt hơn; và tỷ lệ hộ gia đình văn hóa được công nhận là 98,8%.
III. Kết cấu hạ tầng
1. Ngành giao thông vận tải
a) Dự kiến đến năm 2020, tiếp tục xây dựng mới và cải tạo nâng cấp mạng lưới giao thông đạt các mục tiêu sau: đường nhựa đạt tiêu chuẩn cấp IV – V; đường giao thông nông thôn: cấp phối 100% và từng bước sẽ nhựa hóa.
b) Một số công trình cần đầu tư:
 - Đường Tân Khai - Đồng Nơ.
- Đường Thanh Bình - Phước An - Tân Lợi.
- Đường vào trung tâm xã Thanh An.
- Đường giao thông nông thôn.
2. Ngành thông tin và truyền thông
Mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới thông tin, truyền thông. Phấn đấu đến năm 2015, bình quân trên toàn huyện có 15 máy điện thoại/100 dân và đến năm 2020 đạt 37 máy/100 dân.
3. Xây dựng hệ thống điện
Phấn đấu năm 2015 số hộ sử dụng điện là 90% và năm 2020 là 95%, nâng cao chất lượng phục vụ ở đô thị, khu dân cư tập trung và các cụm công nghiệp.
IV. Chương trình trọng điểm 
 1. Hoàn chỉnh trụ sở các cơ quan hành chính của huyện.
 2. Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 3. Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng.
 4. Chương trình giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
 5. Chương trình xóa đói giảm nghèo.
V. Một số giải pháp chủ yếu
 Đến năm 2020, nền kinh tế - xã hội huyện Hớn Quản có những chuyển biến rõ rệt:
- Tổng GDP năm 2020 đạt 1.500 tỷ đồng (giá 1994). Trong đó: khu vực I đạt 560 tỷ đồng, khu vực II đạt 420 tỷ đồng và khu vực III đạt 520 tỷ đồng; Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 12,6% và giai đoạn 2016-2020 là 9,7%.
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến đáng kể. Cụ thể: năm 2020 khu vực I là 43%, khu vực II là 23% và khu vực III chiếm 34,0%.
- GDP/người theo giá hiện hành năm 2010 đạt 17,8 triệu đồng, năm 2015 là 37,0 triệu/người và năm 2020 là 57,9 triệu/người.
1. Vốn đầu tư
- Dự báo tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2015 là 8.337 tỷ đồng. Trong đó, khu vực I là 3.792 tỷ đồng, khu vục II là 1.505 tỷ đồng và khu vực III là 3.040 tỷ đồng;
- Dự báo tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2016-2020 là 14.080 tỷ đồng. Trong đó, khu vực I là 3.150 tỷ đồng, khu vực II là 4.838 tỷ đồng và khu vực III là 6.092 tỷ đồng.
2. Huy động đào tạo nguồn nhân lực
Nâng cao trí tuệ nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao trình độ học vấn, có chính sách hỗ trợ đào tạo nhân tài. Nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nhiều ngành nghề mới. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%, trong đó đào tạo nghề là trên 40%.
3. Giải pháp khoa học - công nghệ
Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, khoa học - công nghệ sẽ tập trung vào giải quyết chương trình chuyển giao công nghệ mới, sản phẩm mới trong ngành công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thực phẩm nhằm tạo ra cho ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong công nghiệp, công nghệ chế biến nông sản là mũi nhọn: tập trung nghiên cứu chuyển giao công nghệ ngành sản phẩm từ cao su, công nghệ chế biến hạt điều, cây ăn trái và nước giải khát...
4. Giải pháp về cơ chế chính sách đất đai
Phấn đấu hoàn chỉnh việc giao đất cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình nhằm ổn định lâu dài và ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thực hiện tốt chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng theo pháp luật. Đảm bảo 100% diện tích đất sản xuất và xây dựng đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ sử dụng.
 

 

Ngươi đăng: NĐN

[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)