• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Điểm sáng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Bình Phước năm 2020 và kế hoạch phấn đấu trong năm 2021. 
 Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2020, kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Bình Phước năm 2020 có nhiều điểm sáng, đã góp phần tăng tổng điểm bình quân đưa Bình Phước từ vị trí thứ 61/63 lên đứng vị trí 50/63 tăng 11 bậc so với năm 2021, với kết quả cụ thể như sau:
 1. Kết quả về điểm số và xếp hạng
So với năm 2019, Chỉ số PCI Bình Phước năm 2020 tăng 0,21 điểm (từ 62,21 lên 62,42 điểm) và tăng 11 bậc (từ hạng 61 lên hạng 50/63 tỉnh thành). Kết quả này chủ yếu do 02 chỉ số thành phần Tính năng động của chính quyền và Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể:
- Chỉ số Tính năng động của chính quyền (trọng số 5%) tăng 0,89 điểm (từ 5,39 điểm lên 6,28 điểm) và tăng 26 bậc (từ hạng 62/63 lên hạng 36/63 tỉnh thành). Trong đó, chỉ tiêu “DN nhận được phản hồi của CQNN tỉnh sau khi phản ánh khó khăn, vướng mắc (%)” đạt giá trị 100% sự phản hồi của CQNN, cùng với 12 địa phương khác là chỉ tiêu cao nhất cả nước; chỉ tiêu “Có sáng kiến hay ở cấp tỉnh, nhưng chưa được thực thi tốt ở các sở/ngành (%)” giảm 17% (từ 83% năm 2019 xuống 66% năm 2020) và tăng 45 bậc (từ hạng 59/63 lên hạng 14/63).
- Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng 1,72 điểm (từ 5,85 điểm lên 7,57 điểm) và tăng 42 bậc (từ hạng 44/63 lên hạng 02/63 tỉnh thành) (cùng với Bình Dương, Quảng Ninh là 03 tỉnh trong cao nhất về chỉ số này). Trong đó, có tới 16/24 chỉ tiêu đạt cả điểm số và xếp hạng trong top 10/63 tỉnh thành.
- Mặc dù có tăng nhẹ về điểm số và xếp hạng, nhưng 02 chỉ số Chỉ số Chi phí thời gian và Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự vẫn còn xếp hạng thấp, cùng xếp hạng thứ 54/63 tỉnh thành.
Cụ thể về thứ hạng của từng chỉ số thành phần:
 
STT
 
Chỉ số thành phần
 
Trọng số (%)
 
Điểm số
 
Xếp hạng
 
So sánh năm 2020 với năm 2019 (Tăng +; Giảm -)
 
Năm
2019
 
Năm
2020
 
Năm
2019
 
Năm
2020
 
Điểm
số
 
Xếp
hạng
1
Gia nhập thị trường
5
6,93
6,77
48
60
-0,16
Giảm 12 bậc
2
Tiếp cận đất đai
5
7,39
6,19
14
49
-1,2
Giảm 35 bậc
3
Tính minh bạch
20
6,41
5,23
54
59
-1,18
Giảm 05 bậc
4
Chi phí thời gian
5
5,93
6,90
56
54
+0,97
Tăng 02 bậc
5
Chi phí không chính thức
10
5,69
5,93
51
55
+0,24
Giảm 04 bậc
6
Cạnh tranh bình đẳng
5
6,44
5,91
29
57
-0,53
Giảm 28 bậc
7
Tính năng động của chính quyền
5
5,39
6,28
62
36
+0,89
Tăng 26 bậc
8
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
20
5,85
7,57
44
2
+1,72
Tăng 42 bậc
9
Đào tạo lao động
20
6,54
5,88
40
50
-0,66
Giảm 10 bậc
10
Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự
5
5,72
6,20
59
54
+0,48
Tăng 05 bậc
 

2. Những kết quả đạt được, hạn chế:

 

a) Những kết quả đạt được

Trong năm qua, Tổ công tác PCI của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc cải thiện Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Bình Phước kết hợp với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sau khi thực hiện đánh giá Chỉ số PCI Bình Phước năm 2019, Tổ công tác PCI đã triển khai xây dựngĐề án “Xây dựng bộ chỉ số và triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025”; nhằm kết nối việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo tinh thần của các Nghị quyết số 19/NQ-CP và 02/NQ-CP của trung ương với việc cải thiện Chỉ số PCI, DDCI của tỉnh.
Trong khi các địa phương trên cả nước cùng nỗ lực, trong năm qua chỉ số PCI của tỉnh tăng 11 bậc là một kết quả rất ấn tượng. Đạt được thành tựu này, các cấp các ngành trong tỉnh đã nỗ lực phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Từ đầu năm 2020, bên cạnh công tác tập trung phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong khi vẫn đảm bảo nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đặc biệt là công tác cải cách hành chính, tất cả 100% thủ tục hành chính đã thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo nguyên tắc 4 tại chỗ (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả). Ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, từ ngày 19/5/2020 đã đưa vào thực hiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử; các điều kiện về đầu tư, kinh doanh luôn được rà soát để cắt giảm, đơn giản hóa để các doanh nghiệp, nhà đầu tư thấy rõ Bình Phước luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp đầu tư và phát triển.
Tăng cường hơn nữa, Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh được đưa vào hoạt động từ ngày 01/7/2020, nhằm tạo dựng nền tảng ban đầu để xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Trung tâm thực hiện việc giám sát, tích hợp, thu thập và xử lý các hệ thống thông tin đã được thiết lập trong từng ngành, từng lĩnh vực để phân tích, xử lý, phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh được quán triệt gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, của quốc gia; đồng thời tiếp tục đổi mới quy chế làm việc, phương thức chỉ đạo điều hành để đáp ứng tình hình mới hiện nay. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan lựa chọn và cử cán bộ có chuyên môn tốt để thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công với tinh thần phục vụ doanh nghiệp và người dân.
 

b) Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong năm 2020 vẫn còn một số chỉ số thành phần với nhiều chỉ tiêu chưa được cải thiện tốt; có 09/10 chỉ số thành phần có điểm số thấp hơn điểm trung vị.
 

3. Giải pháp nhằm nâng cao chỉ số PCI trong năm 2021 và các năm tiếp theo:

Ngay sau khi chỉ số PCI năm 2020 đã được VCCI công bố, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành phân tích từng chỉ số thành phần, đặc biệt là các chỉ số còn hạn chế yếu kém để tìm ra nguyên nhân lý do chủ quan, khách quan gắn vối trách nhiệm của từng đơn vị, dự kiến hoàn thành dự thảo báo cáo trước 30/4/2021.
Đồng thời, ngay sau khi chỉ số PCI cấp tỉnh vừa được công bố, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án DDCI “Chỉ số năng lực cạnh tranh cáp sở, ngành, huyện thị xã, thành phố giai đoạn 2021-2025” tại Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 20/4/2021; dự kiến trong khoảng từ 10/5 đến 15/5/2021 Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu UBND tỉnh và TTTU tổ chức Hội nghị đánh giá, phân tích chỉ số PCI năm 2020 và quán triệt triển khai Đề án DDCI giai đoạn 2021-2025.
 
Nguồn: Phòng ĐKKD
Người đăng: PTP
[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)