• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Sớm áp dụng ưu điểm của mô hình chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế vào Bình Phước 
 Đẩy mạnh thực hiện chính quyền điện tử, cải cách hành chính, cải thiện chất lượng dịch vụ công nhằm giải quyết tốt mối quan hệ của người dân, doanh nghiệp cũng như giữa các cơ quan công quyền với nhau là yêu cầu được Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh đặt ra tại cuộc họp bàn giải pháp, nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, diễn ra chiều nay 7-4.
 Qua quá trình đi học tập kinh nghiệm mô hình chính quyền điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế - địa phương đi đầu trong xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh trong cả nước, tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay việc tương tác với người dân trong mô hình chính quyền điện tử của Bình Phước chưa cao, cần phải tạo điều kiện để người dân tăng cường phản ánh thông tin, đồng thời nâng cấp phần mềm để cơ quan chức năng có thể trực tiếp trả lời cho người dân.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh khẳng định chuyến đi học tập kinh nghiệm tại Thừa Thiên Huế góp phần đưa ra nhiều giải pháp trong xây dựng chính quyền điện tử của Bình Phước
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Bình Phước cần ban hành quy trình điện tử, phát triển hạ tầng số, xây dựng các ứng dụng tích hợp, đồng thời tuyên truyền để người dân sử dụng các ứng dụng này. Với những đối tượng dân trí thấp, vùng sâu, xa, tỉnh phải có giải pháp hỗ trợ nhằm giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận hơn nữa với chính quyền điện tử. Mô hình trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh Thừa Thiên Huế rất khoa học và có nhiều chức năng ưu việt có thể áp dụng cho Bình Phước như sử dụng mã vạch QR để truy cập thông tin, có bộ phận hướng dẫn người dân chuyển đổi thủ tục số. 
Trên cơ sở ý kiến của các thành viên tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh sớm có báo cáo tổng hợp về những ưu điểm của mô hình chính quyền điện tử của Thừa Thiên Huế. Đồng thời, đề xuất nhóm giải pháp theo từng phần việc liên quan đến các sở, ngành. Từ đó, sớm áp dụng cho mô hình chính quyền điện tử của Bình Phước, tạo thuận lợi cho công tác điều hành, quản lý của tỉnh.
[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)