• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Thay đổi tư duy trong công tác lập quy hoạch 
Nếu không có chế tài thì quy hoạch sẽ thường xuyên bị vi phạm, do vậy, một văn bản pháp lý thống nhất về quy hoạch sẽ là khung khổ pháp lý quan trọng để quản lý các loại quy hoạch, khắc phục những hạn chế, tồn tại bao lâu nay của công tác quy hoạch.
 

IMG
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, sau gần 5 năm chuẩn bị nghiêm túc, công phu và trách nhiệm,
đến nay dự án Luật Quy hoạch đã hoàn thành với nhiều quy định mang tính đổi mới, đột phá 
Ảnh: Lê Tiên
 
Tại Hội thảo quốc tế: “Xây dựng dự án Luật Quy hoạch – Kinh nghiệm quốc tế và sự lựa chọn cho Việt Nam” được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc (UN-Habitat) đồng tổ chức đã dẫn chứng những kinh nghiệm quan trọng để Việt Nam tham vấn và lựa chọn tham khảo phù hợp với thực tiễn công tác quy hoạch ở nước ta.
 
Quy hoạch tích hợp đa ngành
Ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, phương pháp và nội dung quy hoạch của Việt Nam chưa đổi mới phù hợp với xu thế của thế giới. Theo ông, đa số các quốc gia hiện nay đã đổi mới phương pháp lập quy hoạch theo hướng quy hoạch tích hợp đa ngành là chủ yếu. Sự tích hợp đa ngành này nhằm giải quyết xung đột ngày càng lớn về sử dụng không gian giữa các ngành trong một quốc gia. Trong khi đó, phương pháp và nội dung lập quy hoạch của Việt Nam vẫn được thực hiện theo phương pháp cũ, các quy hoạch được lập riêng rẽ (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực… được lập ra một cách độc lập) nên chưa phát huy được hiệu quả của quy hoạch.
 
IMG
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Sau một thời gian dài với gần 5 năm chuẩn bị nghiêm túc, công phu và trách nhiệm, đến nay dự án Luật Quy hoạch đã hoàn thành với một số đổi mới, đột phá: tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân thông qua việc xóa bỏ các quy hoạch sản phẩm, ngành nghề cụ thể; tạo ra sự đồng bộ, thống nhất về hệ thống pháp luật kinh tế; đồng thời các quy định về công tác quy hoạch từ hơn 70 văn bản luật, pháp lệnh rút xuống còn 2 văn bản luật điều chỉnh về công tác quy hoạch; là đòn bẩy để khắc phục tình trạng phát triển tự phát, không đồng bộ, kém hiệu quả; tạo ra khung pháp lý nhằm đổi mới về phương pháp và nội dung quy hoạch.
 
IMG
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:
Nhằm thay đổi hiện trạng và đổi mới toàn diện công tác quy hoạch ở nước ta, giải pháp trước nhất chính là thống nhất hệ thống pháp luật về quy hoạch để khắc phục những chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động quy hoạch, đồng thời thể hiện tư duy mới về quy hoạch mang tính đồng bộ trên phạm vi cả nước cũng như trong từng ngành, từng vùng và từng địa phương.
 
IMG
Ông Nguyễn Quang, Giám đốc Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc (UN-Habitat): 
Quy hoạch là một công cụ quan trọng nhằm cụ thể hóa những định hướng chiến lược của Nhà nước và tạo điều kiện cho thị trường hoạt động minh bạch và hiệu quả. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, làm rõ vai trò can thiệp, tạo điều kiện của Nhà nước, xây dựng cơ chế phân cấp và phối hợp rõ ràng, tạo điều kiện cho sự tham gia của các bên liên quan hướng tới mục tiêu phát triển và hòa nhập xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
 
 
Theo quan điểm của cơ quan soạn thảo Luật Quy hoạch, quy hoạch tổng thể quốc gia được lập theo hướng đa ngành trên cơ sở tích hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng tài nguyên. Phạm vi và nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia phải xác định những định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường có tầm quan trọng cấp quốc gia và liên vùng. 
 
Các chuyên gia cho rằng, nếu xây dựng được quy hoạch tổng thể quốc gia theo hướng tích hợp đa ngành như nêu trên, các quy hoạch khác gồm quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh sẽ có cơ sở để xác lập, từ đó các quy hoạch sẽ có tính liên kết, khớp nối, hài hòa; các nguồn lực kinh tế - xã hội của đất nước được đảm bảo hiệu quả trên cơ sở lựa chọn, phân bổ các vấn đề then chốt, quan trọng quốc gia cần được ưu tiên đầu tư, tập trung phát triển.
 
Dự thảo Luật Quy hoạch đã quy định rõ các nội hàm khái niệm, phạm vi và nội dung từng loại quy hoạch nêu trên. Các cấp độ quy hoạch càng xuống thấp càng thể hiện chi tiết, từ đó đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của quy hoạch, tránh được sự chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp giữa các quy hoạch, góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch.
 
Cơ chế thực thi quy hoạch
Trình bày quan điểm tại Hội thảo, ông Lawrie Wilson, chuyên gia tư vấn về quy hoạch và quản lý phát triển, Giám đốc Dự án quốc tế của Hansen Partnership (Australia) cho rằng, ngoài việc xây dựng được các quy hoạch tốt thì hệ thống quản lý quy hoạch phát triển hiệu quả lại là cốt lõi cho việc áp dụng và thực hiện tất cả các quy hoạch. Theo ông, việc quản lý này sẽ đảm bảo được mục đích và mục tiêu đã được xác định trong quy hoạch, đảm bảo nguồn lực đầu tư vì lợi ích quốc gia.
 
Liên quan đến nội dung này, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chia sẻ một thực tế trong công tác quản lý quy hoạch tại Việt Nam là: “Cơ chế giám sát của cộng đồng đối với thực thi quy hoạch gần như chưa được thể chế hóa, người dân có phát hiện việc thực hiện trái quy hoạch thì cũng không biết nói với ai”. Do đó, giải pháp được đưa ra là khung pháp luật và thể chế về quy hoạch cần được xây dựng thống nhất, có hệ thống, nhất quán, trong đó xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp… 
 
Kinh nghiệm tại Australia cho thấy, thay vì cấp giấy phép đầu tư cho các nhà đầu tư thì Chính phủ lại cấp cho họ “giấy phép quy hoạch” để yêu cầu các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc tuân thủ “sơ đồ quy hoạch” – là văn bản pháp lý thể hiện những quy định, chính sách, định hướng của Chính phủ trong phát triển. Và các quy hoạch này ở các cấp đều có sự thống nhất, đồng bộ, theo định hướng đã được đề ra ở quy hoạch cấp quốc gia. Khi đó, quản lý quy hoạch đang được thực hiện theo hướng chuyển từ quy trình quy hoạch dựa trên quản lý xây dựng sang quy trình quy hoạch dựa trên giá trị quy hoạch.
 
Tuy nhiên, ông Lawrie Wilson nhấn mạnh, chúng ta không thể chuyển đổi một cách biến hóa tức thì, bởi Việt Nam chưa sẵn sàng nguồn lực cần thiết cho quản lý quy hoạch, nhưng việc có một thể chế rõ ràng để có được một hệ thống quy hoạch tập trung, thống nhất cùng với những chế tài quản lý quy hoạch có hiệu quả (được cụ thể hóa trong dự thảo Luật Quy hoạch) là bước đi đầu tiên và đúng đắn trên con đường hoàn thiện thế chế này.
 
 
 T. Tuyết
Nguồn: muasamcong.vn
Người đăng: T.An

[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)