• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Lúng túng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh doanh 
Một lần nữa, Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam năm 2013 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam vừa hoàn tất đã ghi nhận sự lúng túng trong dịch chuyển cơ cấu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (DN), dẫn đến sự thiếu bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ảnh minh họa

Nếu tình hình này không được kiểm soát một cách chủ động với cơ chế, chính sách phù hợp, thì chặng đường tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của nền kinh tế Việt nam rất có thể lại bị đẩy xa.
Điều đáng lo ngại hơn cả là, dường như sự thiếu gắn kết giữa chiến lược phát triển kinh doanh của DN và tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ đã từng được cảnh báo từ vài năm trước vẫn chưa được tháo gỡ.
Cách đây 3 năm, Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam năm 2010 (công bố năm 2011) đã phát hiện sự đổ dồn nguồn lực vào các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, kinh doanh bất động sản, thông tin – truyền thông…
Khi đó, giới chuyên gia cho rằng, sự hấp dẫn đang dịch chuyển khỏi các lĩnh vực truyền thống vốn chiếm tỷ trọng lớn như chế biến - chế tạo, khai khoáng, xây dựng, vận tải kho bãi, lưu trú.
Sau 2 năm, những nghiên cứu trong Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam năm 2012 lại cho thấy sự lao đao của các DN kinh doanh tài chính – ngân hàng, bất động sản và sự trở lại với các lĩnh vực truyền thống là chế biến – chế tạo, lưu trú, ăn uống, vận tải kho bãi…
Số liệu về DN đăng ký mới, giải thể trong quý I/2014 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cũng cho thấy sự chuyển dịch khá mạnh trong các ngành, lĩnh vực, như thông tin – truyền thông, nông – lâm nghiệp, bất động sản…, khi số lượng DN mới và rút lui đều ở mức cao.
Tuy nhiên, sự trở lại với các ngành kinh doanh truyền thống diễn ra trong bối cảnh không mấy sáng sủa, khi tồn kho trong các ngành này tiếp tục là bài toán khó. Tính đến tháng 3/2014, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghệ chế biến – chế tạo tăng 13,4% so với năm 2013.
Có thể nói, cùng với sự chuyển dịch về ngành, lĩnh vực, sự rút lui của nhiều DN trong các lĩnh vực từng được coi là nóng trong giai đoạn trước đang là chỉ báo cho những chuyển dịch mới để tìm kiếm cơ hội kiếm lời từ các DN.
Về lý thuyết, sự hấp dẫn của các ngành, lĩnh vực kinh doanh đối với DN chính là khả năng sinh lời. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khi độ mở cửa nền kinh tế ngày càng lớn, thì bất cứ sư rút lui hoặc không gia nhập thị trường của các DN trong nước sẽ ngay lập tức kéo theo sự lấn chân của DNm sản phẩm nước ngoài, nên khả năng kiếm lời của các ND Việt nam càng trở nên khó khăn hơn.
Trong khi đó, tỷ trọng của DN quy mô nhỏ và vừa ngày càng chiếm ưu thế, từ 90% tăng lên 95,6% trong vòng 10 năm qua, trong đó 2/3 là DN quy mô nhỏ, siêu nhỏ. Việc này cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, do tính ổn định của các DN này không cao.
Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam năm 2013 nhận định, thực chất vấn đề ở đây là sự bế tắc về công nghệ của các DN Việt Nam cũng như thiếu sự hậu thuẫn chính sách trong định hướng chuyển dịch cơ cấu tới từng DN trong từng ngành, lĩnh vực được xác định là ưu tiên phát triển.
Câu hỏi được tiếp tục đặt ra là, làm thế nào để tạo động lực thúc đẩy sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh của DN sao cho đồng hướng và đồng tốc với chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
Xét cho cùng, chính sự chuyển dịch của từng DN sẽ tạo nên sự thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế. Tư duy này phải được thể hiện trong hệ thống chính sách, giải pháp thực thi kế hoạch tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ.
 
 
 
 
Bảo Duy
Nguồn: Báo Đầu Tư
Người biên: T.An

 

[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)