• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Kỷ niệm 67 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua yêu nước (11/6/1948-11/6/2015) 
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

   

              Cách đây 67 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Lời kêu gọi của Người đã động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ diệt giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt; đem hết sức mình tham gia kháng chiến, kiến quốc, đưa đất nước vượt qua thời điểm đầy gian nguy, bảo vệ được chính quyền cách mạng non trẻ, xóa được nạn đói, nạn dốt. Từ những kết quả bước đầu đó, phong trào thi đua ái quốc được tiếp thêm sức mạnh, ngày càng phát triển, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại trong công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 
              Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về thi đua XHCN vào hoàn cảnh nước ta, nâng thi đua lên tầm tư tưởng, đường lối chính trị và phương pháp cách mạng. Coi tổ chức thi đua là cách tốt nhất để khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam biến thành sức mạnh, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong bảo vệ Tổ quốc.
 
              Theo Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “ công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Thi đua phải được tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phải thực hiện thường xuyên, lâu dài, rộng khắp. Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp phải tuyên truyền, giải thích, động viên cho mọi người tự nguyện, tự giác tham gia phong trào thi đua với kế hoạch, mục tiêu cụ thể, rõ ràng; đồng thời, phải có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết phong trao thi đua. Khéo léo đề ra được tên phong trào với những khẩu hiệu hành động, tuyên truyền sắc bén, sát đúng với tình hình, nguyện vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân, phù hợp với yêu cầu thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Cán bộ, đảng viên phải tích cực vận động quần chúng, đi đầu làm gương cho mọi người. Tích cực phát hiện điển hình, phổ biến những kinh nghiệm, nêu gương khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trao thi đua.
 
             Phải kết hợp chặt chẽ thi đua với khen thưởng “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ động viên, giáo dục và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Cần nhanh chóng biểu dương những tấm gương “người tốt, việc tốt”. Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước: “Lãnh đạo phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, có trọng điểm và nắm điển hình”.
 
 
 
BBT
Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước
Người biên: T.An

 

 

[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)