• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
HỘI NGHỊ SƠ KẾT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VÀ VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2019-2022 
     Ngày 21/12/2022, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin về công tác PCPNN năm 2022, đại diện UBND và cơ quan đầu mối về công tác PCPNN của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tham dự trực tuyến, ngoài ra còn có đại diện một số ban, bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức nhân dân ở Trung ương và các cơ quan tham gia cơ chế Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tham dự để cùng nhau chia sẻ trao đổi thông tin về công tác quản lý PCPNN năm 2022. 
     Tại hội nghị, Lãnh đạo PACCOM Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Chương trình Quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019 - 2025. Các đại biểu đã được cập nhật về tình hình hoạt động của các TCPCPNN trong năm 2022 và định hướng cho thời gian tới; giới thiệu Nghị định số 58/2022/NĐ-CP mới được ban hành thay thế Nghị định số 12/2012/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng ban Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM)
     Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng ban Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), công tác PCPNN trong năm 2022 tiếp tục duy trì và đạt được nhiều kết quả tích cực. Hiện nay có 436 TCPCPNN đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Các chương trình, dự án tập trung vào các lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội, y tế, phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục đào tạo…
Hình ảnh của một số đại diện
     Trao đổi tại hội nghị, đại diện các TCPCPNN đánh giá cao vai trò của Ủy ban, đặc biệt của Cơ quan Thường trực Ủy ban là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức trong thời gian qua, mong muốn với Nghị định mới được ban hành, các cơ quan Việt Nam sẽ có những hướng dẫn và các biện pháp cụ thể để rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan.

     Đại diện Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao chia sẻ thông tin về một số điểm mới của Nghị định 58/2022/NĐ-CP ngày 31/8/2022 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam.

Hình ảnh của một số đại diện
     Về phía đại diện một số bộ ngành tổ chức Trung ương và địa phương Báo cáo tham luận chia sẻ kinh nghiệm trong quan hệ, hợp tác và vận động viện trợ PCPNN.
     Cùng với đó là một số khuyến nghị chia sẻ đến với các cơ quan, tổ chức:
     - Đổi mới, phổ biến, hướng dẫn: đăng websire, tài liệu tuyên truyền…
     - Lựa chọn cán bộ am hiểu về pháp luật.
     - Tăng cường học hỏi nghiên cứu giữa các tỉnh, thành phố.
     - Tăng cường giám sát các văn bản CQ, MT, HĐND.
     - Việc đăng ký là hướng khởi đầu sau đó các tổ chức sẽ thành lập các tổ chức PCPNN còn có thể mời gọi, giới thiệu thành viên khác để tiếp tục viện trợ.
     Từ những khuyến nghị các đại diện cũng chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn đến với các đại diện của các tỉnh, thành phố và các ban, bộ, ngành…

     Kết thúc hội nghị các đại diện thống nhất sẽ tiếp tục đổi mới để đồng hành và hỗ trợ hiệu quả cho các TCPCPNN tại Việt Nam, lưu ý các TCPCPNN duy trì việc chia sẻ thông tin với Cơ quan Thường trực Ủy ban và tuân thủ các quy định của Việt Nam.

Nguồn: SKHĐT

Người Đăng: V.H

 

[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)