• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Bình Phước: Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội 
Nằm trong vùng kinh tế độc lực Đông Nm Bộ, Bình Phước là tỉnh có khá nhiều tiềm năng và được kỳ vọng sẽ tạo nên những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
 
Ông Nguyễn Văn Trăm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước
 
Thực tế trong những năm qua kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước đã có những chuyển biến rõ rệt, ngay trong giai đoạn ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế như hiện nay kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn phát triển khá ổn định, an sinh xã hội được đãm bảo. Xunh quanh chủ đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Trăm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước. Quốc Hùng thực hiện.
 
Năm 2013 trôi qua với rất nhiều thách thức đối với việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nhiều địa phương trên cả nước, với Bình Phước đã đạt được những kết quả như thế nào, thưa ông?
 
Do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới và trong khu vực, trong năm 2013 kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước tiết tục chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển tích cực, đúng hướng, có 18 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức cao, sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao, sản xuất công nghiệp có xu hướng phục hồi, hoạt động thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nhân dân; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kế hoạch đề ra. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội đáp ứng cơ bản nhiệm vụ đề ra, các chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộc được quan tâm, ưu tiên giải quyết, quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tư an toàn xã hội ngày càng được củng cố và tăng cường. 
Mặc dù đạt được một số kết quả như trên nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cụ thể có 04 chỉ tiêu kinh tế - xã hội không đạt kế hoạch đề ra đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy vẫn tăng trưởng nhưng không đạt kế hoạch đề ra, trong đó khu vực công nghiệp có mức tăng còn thấp, từ đó làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm hẳn lại; chỉ tiêu thu ngân sách đạt quá thấp, dẫn đến không đảm bảo chi ngân sách, đặc biệt là chi đầu tư xây dựng cơ bản, làm cho giải ngân vốn đầu tư đạt thấp nhất; chỉ tiêu bác sỹ /vạn dân không đạt. Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ, nhiều doanh nghiệp ngưng, nghỉ, giải thể, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
 
Sản xuất công nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đối với Bình Phước lĩnh vực này những năm qua cũng tạo được những bước phát triển manh mẽ, nhưng rõ ràng lĩnh vực này đang chịu rất nhiều sức ép từ suy thoái kinh tế. Vậy để có thể tháo gỡ phần nào khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn, tỉnh Bình Phước đã có những nỗ lực gì?
 
Có thể khẳng định rằng sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những năm vừa qua là chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng suy thoái kinh tế thế giới. Nhận thức được vấn đề như vậy, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nộ xấu; Ngay từ đầu năm tỉnh Bình Phước đã tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất; tỉnh thành lập các tổ công tác liên ngành trực tiếp giải quyết những khó khăn, thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp; tập trung rà soát, nắm bắt thực trạng sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra đã tổ chức, tham dự nhiều hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để cùng chia sẻ, đồng hành và giải quyết các vướng mắc, khó khăn. 
Cụ thể, về hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn; Cho vay trồng, chăm sóc thu mua, chế biến, xuất khẩu điều, tiêu, cà phê, cao su ước trên 9.000 tỷ đồng. Về thực hiện giải pháp gia hạn thuế: đã thực hiện gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp cho 285 doanh nghiệp với số thuế gia hạn 73,122 tỷ đồng, gia hạn thuế giá trị gia tăng cho 372 doanh nghiệp với số thuế gia hạn là 41,005 tỷ đồng. Về hỗ trợ xúc tiến thương mại: hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp tham gia Hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam – Myanmar, tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực Đông Nam Bộ và Hội chợ triển lãm chuyên ngành cao su Việt Nam năm 2013 tại tỉnh Bình Phước với hơn 400 gian hàng tham gia, tổng kinh phí thực hiện 2,7 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương 1,5 tỷ đồng). 
Một số hoạt động hỗ trợ khác như hỗ trợ khuyến công; Về hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử; Về hỗ trợ đào tạo … cũng được thực hiện rất quyết liệt và đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận.
 
Ảnh minh họa
 
Theo dự báo 2014 kinh tế trong nước và thế giới vẫn còn nhiều khó khăn. Vậy tỉnh Bình Phước đặt mục tiêu và định hướng như thế nào đối với phát triển kinh tế - xã hội?
 
Phát huy những thành tựu đạt được, mục tiêu và định hướng phát triển trong những năm tới tỉnh Bình Phước là tiếp tục năng cao khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường; phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội - môi trường trên cơ sở năng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế đi đôi với bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, tăng cường công tác đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế … tạo tiền đề vững chắc để xây dựng Bình Phước cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trong giai đoạn 2020 -2025.

Phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh có kinh tế phát triển toàn diện, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được bảo vệ, Bình Phước trở thành tỉnh phát triển mạnh trong khu vực và cả nước. Kết quả cống bố PCI vài năm gần đây cho thấy chỉ số PCI của Bình Phước có sự sụt giảm so với những năm trước, để cải thiện chỉ số PCI và tạo môi trường kinh doanh ngày một thuận lợi cho doanh nghiệp, tỉnh Bình Phước sẽ có những giải pháp gì?
 
Trước sự tụt hạng PCI năm 2012, lãnh đạo tỉnh đã có nhiều cuộc họp với quyết tâm tìm ra hạn chế, xác định biện pháp để khắc phục. 
UBND tỉnh đã trình Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị Tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình PCI nhằm nâng cao sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, thể hiện rõ quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong tỉnh đối với việc cải thiện chỉ số PCI. Phân công trách nhiệm cải thiện chỉ số thành phần cho từng thành viên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Rà soát, xác định rõ nội dung trọng tâm cần thực hiện, xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện chương trình kịp thời, có hiệu quả. 
Song song với công tác cải cách hành chính, chúng tôi xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định nhiều đến chỉ số PCI tăng – giảm. Vì vậy, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí là việc làm thường xuyên và phải được giám sát. Thực hiện nghiêm túc các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong tham mưu ban hành và thực hiện các văn bản hành chính. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, thể hiện sự nghiêm minh của thiết chế pháp lý tại địa phương. Thực hiện luân chuyển cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác của công chức theo quy định. 
Ngoài ra, vấn đề cốt lõi nhất là lãnh đạo các cấp cần thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng DN để nắm bắt và tháo gỡ nhanh những khó khăn, vướng mắc. Điều đó sẽ có tác động tích cực đến chỉ số PCI se đi theo hướng tích cực và bền vững.  
 
 
 
Nguồn: Tạp chí Vietnam Business Forum
Người đăng: T.An

 

[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)