Bản in     Gởi bài viết  
MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
 
A. MỘT SỐ NỘI DUNG DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT SAU ĐKKD:
I. Các hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh
1. Vi phạm các quy định về kê khai nhân thân của người thành lập doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp;
2. Vi phạm các quy định về kê khai trụ sở doanh nghiệp;
3. Vi phạm các quy định về đăng ký vốn góp vào công ty;
4. Vi phạm các quy định về đăng ký thay đổi nội dung hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp;
5. Vi phạm quy định về không ĐKKD;
6. Vi phạm các quy định về treo biển hiệu doanh nghiệp;
7. Vi phạm các quy định về đăng báo;
8. Vi phạm về gửi báo cáo tài chính;
9. Vi phạm về sử dụng Giấy CNĐKKD.
II. Các trường hợp thu hồi Giấy CNĐKKD
1. Có nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKKD là giả mạo;
2. Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm, kể từ khi được cấp Giấy CNĐKKD;
3. Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn 6 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy CNĐKKD hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính;
4. Ngưng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không báo cáo cơ quan ĐKKD;
5. Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan ĐKKD trong 12 tháng liên tục;
6. Không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 Luật Doanh nghiệp đến Cơ quan ĐKKD trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
7. Kinh doanh các ngành, nghề bị cấm;
8. Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005.
 
B. MỘT SỐ NỘI DUNG DOANH NGHIỆP CẦN THỰC HIỆN SAU KHI ĐKKD:
1. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh: Kể từ ngày thành lập hoặc thay đổi nội dung ĐKKD trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp mới hoặc thay đổi, doanh nghiệp phải công bố nội dung ĐKKD trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh một trong các loại tờ báo viết hoặc một trong các loại tờ báo việt hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp (Điều 28 Luật Doanh nghiệp). Nếu không công bố hoặc công bố thông tin không đúng quy định sẽ bị phạt theo quy định(Điều 38 Nghị định 53/2007/NĐ-CP).
2. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: Khi thay đổi nội dung ĐKKD doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan ĐKKD trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi theo quy định và được cấp lại giấy chứng nhận ĐKKD trong các trường hợp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới các hình thức theo quy định (Điều 26 Luật Doanh nghiệp). Nếu không đăng ký hoặc đăng ký không đúng thời hạn các thay đổi nội dung ĐKKD, không khai báo việc mất giấy chứng nhận ĐKKD thì sẽ bị phạt theo quy định (Điều 34, 38 Nghị định 53/2007/NĐ-CP).
3. Treo bảng hiệu của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp theo quy định (khoản 2 Điều 31 Luật Doanh nghiệp). Nếu không thực hiện sẽ bị phạt theo quy định (Điều 37 NĐ 53/2007/NĐ-CP).
4. Trụ sở chính của doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan ĐKKD trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD (khoản 2 Điều 35 Luật Doanh nghiệp). Nếu không thực hiện sẽ bị phạt theo quy định (Điều 38 Nghị định 53/2007/NĐ-CP).
5. Tạm ngừng kinh doanh: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh theo quy định (khoản 1 Điều 156 Luật Doanh nghiệp). Nếu không thông báo hoặc thông báo không đúng thời gian quy định sẽ bị phạt (Điều 38 Nghị định 53/2007/NĐ-CP).
6. Ngành nghề và điều kiện kinh doanh: Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đó khi có đủ điều kiện (giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề,…) theo đúng quy định. Nếu vi phạm các quy định về ngành nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề sẽ bị phạt theo quy định (Điều 40 Nghị định 53/2007/NĐ-CP).
7. Quy định về gửi báo cáo:Doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính đúng thời hạn theo quy định của Pháp luật về kế toán cho Cơ quan ĐKKD, gửi báo cáo hoạt động kinh doanh với cơ quan ĐKKD trong 12 tháng liên tục, gửi báo cáo khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan ĐKKD (khoản 2, Điều 9 luật DN). Nếu không thực hiện bị xử phạt theo quy định (Điều 38 Nghị định 53/2007/NĐ-CP).
8. Quy định về góp vốn, sổ đăng ký thành viên, cổ đông:
Chủ sở hữu công ty phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết theo quy định và công ty không được giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH MTV. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết; công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan ĐKKD trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn; phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên góp vốn tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp; lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi ĐKKD (Điều 39 Luật Doanh nghiệp).
 Đối với công ty cổ phần: Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan ĐKKD; phải lập sổ đăng ký cổ đông của công ty và phải họp Đại hội đồng cổ đông thường niên theo đúng thời gian quy định; phải đăng ký với cơ quan ĐKKD trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cổ đông của công ty đạt được tỷ lệ cổ phiếu 5% tổng số cổ phần trở lên (Điều 84, 86, 97 Luật Doanh nghiệp).
Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định sẽ bị phạt theo quy định (Điều 32 Nghị định 53/2007/NĐ-CP).
 
C.  NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPSAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ (GCNĐT)
1. Triển khai dự án theo đúng mục tiêu, quy mô và tiến độ quy định tại GCNĐT.
2. Định kỳ hàng quý báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án, tiến độ góp vốn thực hiện dự án đầu tư cho cơ quan quản lý đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung báo cáo (Mẫu báo cáo được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư theo địa chỉ skhdtbinhphuoc.gov.vn).
3. Thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư khi tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư (Nêu rõ lý do và thời hạn tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án).
4. Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, doanh nghiệp phải liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn cụ thể trình tự thủ tục.
5. Khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện, phải liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để làm thủ tục điều chỉnh GCNĐT.
6. Các trường hợp bị thu hồi GCNĐT:Doanh nghiệp sẽ bị cơ quan quản lý đầu tư thu hồi GCNĐT và chấm dứt hoạt động của dự án trong các trường hợp sau:
- Không triển khai dự án quá 12 tháng kể từ ngày được cấp GCNĐT.
- Triển khai dự án chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ quy định trong Giấy GCNĐT (trừ trường hợp được Cơ quan quản lý đầu tư chấp thuận cho gia hạn).
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật mà theo đó pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động dự án và thu hồi GCNĐT.
7. Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp GCNĐT đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngoài việc phải chấp hành các quy định trên phải thực hiện theo các quy định của Luật Doanh nghiệp.Cụ thể:
- Công bố nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 28; Treo biển hiệu tại trụ sở theo quy định tại Khoản 2, Điều 31; Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 26; Nộp báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động cho Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp.
- Thực hiện góp vốn và cấp Giấy chứng nhận góp vốn, sổ góp vốn, sổ đăng ký cổ đông, thông báo tiến độ góp vốn và tiến hành họp Hội đồng cổ đông theo quy định sau: 
+ Công ty TNHH 1 MTV:  Thực hiện góp vốn theo quy định tại Điều 65 Luật Doanh nghiệp.
+ Công ty TNHH 2 TV trở lên: Thực hiện góp vốn, cấp Giấy chứng nhận vốn góp và thông báo tiến độ góp vốn theo quy định tại Điều 39; Lập sổ đăng ký thành viên theo quy định tại Điều 40 của Luật Doanh nghiệp.
+ Công ty Cổ phần: Thông báo tiến độ góp vốn theo quy định tại Khoản 2, Điều 84;  Lập sổ đăng ký cổ đông và đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điều 86; Tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định tại Điều 97 của Luật Doanh nghiệp.
* Ngoài thực hiện các nội dung cần lưu ý nêu trên, doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân thủ các nội dung khác quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
8. Xử lý vi phạm: Trường hợp Doanh nghiệp vi phạm các quy định trên sẽ bị xử phạt theo quy định từ Điều 22 đến Điều 46 của Nghị định 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 2, Điều 165 của Luật Doanh nghiệp.
9. Địa chỉ liên hệ: Để nắm thêm thông tin xin liên hệ địa chỉ Phòng Kinh tế Đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư; Điện thoại 06513.887595; Website: skhdtbinhphuoc.gov.vn

 

SỔ TAY
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
 
 
Thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nay Trung tâm Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tiến hành biên soạn ấn phẩm “Sổ tay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Ấn phẩm được biên tập dưới dạng hỏi – đáp, ngắn gọn, cung cấp tới doanh nghiệp những nội dung, thông tin một cách cụ thể liên quan đến các lĩnh vực như:
-         Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạch động chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần,…
-         Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký tạm ngừng kinh doanh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,…
-         Các thắc mắc về ngành nghề kinh doanh có điều kiện: cần có chứng chỉ hành nghề, cần có vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh.
-         Các địa chỉ để doanh nghiệp tiếp cận đất.
-         Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư.
-         Điều kiện về tài sản thế chấp cầm cố và các hồ sơ cần thiết trong hoạt động vay vốn ngân hàng.
-         Các ưu đãi, các chính sách khuyến khích đầu tư dành cho nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh Bình Phước về giá thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ….
            Với những nội dung thiết thực trên, sổ tay sẽ giải đáp được các thắc mắc, vướng mắc của doanh nghiệp xoay quanh vấn đề về đăng ký doanh nghiệp, các chính sách khuyến khích ưu đãi của tỉnh trong thu hút đầu tư dành cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Sổ tay sẽ góp phần bước đầu tạo nên thành công của doanh nghiệp trong tương lai.
 
 
Trả lời:
Hiện nay, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp cần thực hiện như sau:
a) Trình tự thực hiện:
1. Cá nhân, doanh nghiệp đến tại Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc điện thoại hoặc vào trang website của Sở để được hướng dẫn hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2. Cá nhân, doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi Email đến Phòng Đăng ký Kinh doanh.
3. Cá nhân, doanh nghiệp đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký Kinh doanh (nếu chủ doanh nghiệp không đến được thì ủy quyền bằng văn bản cho người khác đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký Kinh doanh hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi Email.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: cá nhân, doanh nghiệp nộp các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến vấn đề cần thực hiện.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
h) Lệ phí: theo quy định (nếu doanh nghiệp có yêu cầu lấy thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì trả thêm lệ phí là 2.000 đồng/01 bản sao ).
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo quy định ).
Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ liên hệ tại Trung tâm Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm sẽ thực hiện hoàn tất hồ sơ ĐKDN cho doanh nghiệp và sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận ĐKDN về các loại hình doanh nghiệp.
Về con dấu của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp có yêu cầu hỗ trợ trong việc khắc con dấu thì thời gian hoàn thành là sau 2 ngày làm việc sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Địa chỉ liên hệ thực hiện đăng ký doanh nghiệp:
Phòng Đăng ký Kinh doanh
-         Số điện thoại: 06513.870772
-         Địa chỉ: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước (626 Quốc lộ 14, Tx. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).
Trung tâm Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
-         Số điện thoại: 06513.867345
-         Địa chỉ: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước (626 Quốc lộ 14, Tx. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước).
Theo Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/12/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp như sau:
-         Đối với cấp mới, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 200.000 đồng/lần;
-         Đối với cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do bị mất, cháy, rách, nát hoặc tiêu hủy: 100.000 đồng/lần;
Đối với cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.
-      Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký  doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên một trong các tờ báo báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp (Luật Doanh nghiệp 2005);
-      Treo biển tại trụ sở của công ty;
-      Lập sổ sách kế toán của doanh nghiệp;
-      Kê khai thuế và nộp thuế môn bài với chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
-      Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh khi được yêu cầu.
-          Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh như: karaoke, vũ trường, … sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp cần liên hệ các Sở, ban ngành có liên quan để được cấp thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Câu hỏi 4:  Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 19 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân;
3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền  đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
 
Câu hỏi 5: Thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên ?
Trả lời:
Theo Điều 20 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên được quy định như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên.
- Dự thảo điều lệ công ty phải có chữ ký của tất cả các thành viên công ty.
- Danh sách thành viên công ty.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
 
Câu hỏi 6: Hiện nay, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty cổ phần được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 20 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với công ty cổ phần được quy định như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các cổ đông sáng lập.
- Dự thảo điều lệ công ty phải có chữ ký của tất cả các cổ đông sáng lập.
- Danh sách cổ đông sáng lập.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Câu hỏi 7: Theo quy định hiện hành, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên được quy định như thế nào?
Theo điều 21 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sỡ hữu công ty, người đại diện theo pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền, người
đại diện theo pháp luật đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức.
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu công ty cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Câu hỏi 8: Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh?
Trả lời:
Theo điều 33 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh được quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:
Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có:
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thông báo lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được đặt địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
Câu hỏi 9: Thế nào là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có chứng chỉ hành nghề?
Trả  lời:
            Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định các điều kiện hay yêu cầu mà doanh nghiệp phải  đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức sau:
            1) Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có  thẩm quyền cấp (giấy phép kinh doanh có thể mang nhiều tên khác nhau như: giấy chứng nhận đủ  điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động...)
            2) Các điều kiện quy định về tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).
Câu hỏi 10: Những ngành nghề kinh doanh nào đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề?
Trả lời:
Chứng chỉ hành nghề nghiệp là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
Theo các quy định hiện hành, những ngành nghề sau đây cần có chứng chỉ hành nghề trước khi đăng ký kinh doanh:
      I. Ngành, nghề mà pháp luật chỉ đòi hỏi Giám đốc (người đứng đầu cơ sở kinh doanh) phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
1.      Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền) (Đ.154 Luật Sở hữu trí tuệ; Đ.29 NĐ 103/NĐ-CP ngày 22/9/2006)
2.      Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân; (Thông tư 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế)
3.      Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân; (Thông tư 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế)
II.   Ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi cả Giám đốc và người khác giữ chức vụ quản lý trong công ty phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
1.      Dịch vụ kiểm toán – 3 CCHN; (Đ.23 NĐ 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004)
2.      Dịch vụ kế toán – 2 CCHN; (Đ.41 NĐ 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004; Đ.2 TT 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007)
III.  Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người giữ chức danh quản lý trong công ty gồm:
1.      Dịch vụ thú y – 1 CCHN; (Điều 63 NĐ 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005)
2.      Sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản – 1 CCHN (Pháp lệnh Thú y)
3.      Giám sát thi công xây dựng công trình – 1 CCHN (Đ.87 Luật Xây dựng)
4.      Khảo sát xây dựng – 1 CCHN; (Đ.49 Luật Xây dựng)
5.      Thiết kế xây dựng công trình – 1 CCHN; (Đ.56 Luật Xây dựng)
6.      Hành nghề dược – 1 CCHN; (Đ.14 NĐ 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ)
7.      Dịch vụ môi giới bất động sản – 1 CCHN (Đ.8 Luật KDBĐS)
8.      Dịch vụ định giá bất động sản – 2 CCHN (Đ.8 Luật KDBĐS);
9.      Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – 2 CCHN môi giới bất động sản (nếu có  Dịch vụ định giá bất động sản thì phải có 2 CCHN định giá bất động sản) (Đ.8 Luật KDBĐS)
10.Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật – 1 CCHN; (Quyết định 91/2002/QĐ-BNN ngày 11/10/2002 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT)
11.Dịch vụ làm thủ tục về thuế - 2CCHN; (Điều 20 Luật Quản lý thuế)
12.Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải – 1 CCHN (Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT).
13.Hoạt động xông hơi khử trùng – 1 CCHN (Đ.3 Quyết định 89/2007/QĐ-BNN ngày 1/11/2007 của Bộ NN&PTNT)
14.Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp – 1 CCHN (trong trường hợp có ủy quyền) (Đ.154 Luật Sở hữu trí tuệ).
 
Câu hỏi 11: Pháp luật quy định về điều kiện các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thì điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
a) Giấy phép kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
c) Chứng chỉ hành nghề;
d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
đ) Xác nhận vốn pháp định;
e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu hỏi 12: Các ngành nghề kinh doanh nào phải có vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh?
Trả lời:
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là các ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh:
I. Tổ chức tín dụng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
1.     Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng
2.     Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD
II. Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
1.     Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng
2.     Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng
III. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)
1.     Công ty tài chính: 300 tỷ đồng
2.     Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng
IV. Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007)
V. Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007)
VI. Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008)
VII. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007)
VIII. Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có GCN đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi ĐKKD (Điều 11 NĐ 96/2007/NĐ-CP ngày 6/6/2007)
IX.  Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)
1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng
2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng
X.  Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không: (Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)
1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng
2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng
XI.  Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)
1.      Vận chuyển hàng không quốc tế:
-         Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng
-         Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng
-         Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng
2. Vận chuyển hàng không nội địa:
-         Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng
-         Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng
-         Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng
XII. Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007).
Câu hỏi 13: Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh?
Trả lời:
Hiện nay, pháp luật quy định một số ngành nghề cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh như:
-      Quảng cáo;
-      Vũ trường;
-      Hành nghề y: Bệnh viện;Nhà hộ sinh;Phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa;Phòng răng, làm răng giả;
+ Phòng xét nghiệm, phòng thăm dò chức năng;
+ Phóng chiếu chụp X-quang;
+ Cơ sở giải phẵu thẩm mỹ;
+ Cơ sở dịch vụ điều dưỡng phục hồi chức năng;
+ Cơ sở dịch vụ y tế tiêm, chích, thay băng;
+ Cơ sở dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.
+ Bệnh viện y học cổ truyền dân tộc;
+ Phòng chẩn trị y học cổ truyền dân tộc;
+ Cơ sở dịch vụ điều dưỡng và phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền dân tộc;
+ Cơ sở dịch vụ y học cổ truyền dân tộc châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, xông hơi thuốc.
+ Nhà thuốc tư nhân;
+ Đại lý thuốc cho doanh nghiệp dược;
+ Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh dược;
+ Cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền dân tộc.
Câu hỏi 14: Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp nào?
Trả lời:
Theo khoản 2 điều 165 luật doanh nghiệp năm 2005 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 13 của Luật này thành lập;
c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính;
đ) Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục;
e) Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 của Luật này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
h) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
Câu hỏi 15: Quy định về các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?
 
Trả lời:
Theo Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP quy định các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:
1. Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam.
2. Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây:
a) Hộ chiếu Việt Nam;
b) Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài.
3. Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
4. Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
 
Câu hỏi 16: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước?
 
Trả lời:
Hiện nay, nhà đầu tư đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư cần liên hệ các cơ quan đầu mối sau để được tư vấn và hướng dẫn hồ sơ:
1.      Đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhà đầu tư liên hệ:
-         Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước.
-         Điện thoại: 06513.860179                    Fax: 06513.887523 
-         Địa chỉ: Quốc lộ 14, Tx. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước;
2.      Đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhà đầu tư liên hệ:
Phòng Kinh tế Đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
-         Điên thoại: 06513.887595
-         Địa chỉ: 626 Quốc lộ 14, Tx. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Ngoài ra, để được tư vấn và thực hiện hòan tất hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư nhà đầu tư có thể liên hệ Trung tâm Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cụ thể:
            Trung tâm Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
-         Điện thoại: 06513.867345                                Fax: 06513.867345
-         Địa chỉ: 626 Quốc lộ 14, Tx. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
 
Câu hỏi 17: Thủ tục đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong nước?
 
Trả lời:
Theo điều 43 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định việc đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nướcnhư sau:
1. Nhà đầu tư trong nước phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc các trường hợp sau:
a) Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư;
b) Dự án không thuộc đối tượng quy định tại các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư do Thủ tướng Chính phủ cấp giấy chứng nhận đầu tư.
2. Nhà đầu tư đăng ký đầu tư tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư theo quy định.
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được văn bản đăng ký đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc  xác nhận ưu đãi đầu tư thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào nội dung văn bản đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký đầu tư hợp lệ.
5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.
Câu hỏi 18: Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ  300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện?
Trả lời:
Theo điều 45 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ  300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
đ) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2. Đối với trường hợp thực hiện thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh, ngoài hồ sơ theo quy định, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
a) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
b) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Câu hỏi 19: Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện?
Trả lời:
-  Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư năm 2005.
Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Câu hỏi 20: Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện?
Trả lời:
1. Hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm:
a) Hồ sơ như hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; 
b) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường quy định đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư và danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài.
Câu hỏi 21: Xin cho biết ngành nghề lĩnh vực đầu tư nào được tỉnh chú trọng thu hút đầu tư?
Trả lời:
Nhằm đa dạng hóa các ngành nghề và sản phẩm, trong danh mục dự án mời gọi đầu tư giai đoạn 2011 – 2013, tỉnh chủ trương thu hút rất nhiều ngành nghề. Tuy nhiên với thế mạnh về nông nghiệp, hiện nay tỉnh ưu tiên nhất vẫn là mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như: Dự án chế tạo máy móc, sửa chữa thiết bị mày móc nông nghiệp; chế biến cao su tổng hợp; sản xuất các sản phẩm sau nhân điều, vỏ điều; chế biến trái cây, nước ép trái cây xuất khẩu; chế biến thịt hộp; chế biến thức ăn gia súc. Những dự án này được ưu tiên đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nơi có sẵn nguồn đất và được đầu tư hạ tầng, khuyến khích sản xuất sản xuất các sản phẩm cuối cùng, hạn chế dạng sản phẩm là nguyên liệu sản xuất thô.
Câu hỏi 22: Việc triển khai dự án đầu tư sau khi nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư?
Trả lời:
Theo Điều 62 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định việc triển khai dự án đầu tư như sau:
Nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ đã cam kết và các quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư; tuân thủ các quy định pháp luật về đất đai, về môi trường, về lao động, về đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư và pháp luật có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Câu hỏi 23: Tạm ngừng dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư trong những trường hợp nào?
Trả lời:
1. Khi tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư đã cam kết, Nhà đầu tư phải thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoặc giãn tiến độ. Chậm nhất 15 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời cho Nhà đầu tư.
2. Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau mười hai tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.
 
Câu hỏi 24: Khi nhà đầu tư cần vốn để sản xuất kinh doanh thì nên vay vốn ở các ngân hàng với những điều kiện như thế nào?
Trả lời:
Khách hàng vay vốn là tổ chức, cá nhân:
- Có tư cách pháp nhân hoặc giấy phép kinh doanh còn hiệu lực.
- Có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo luật pháp hiện hành.
-Có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu qủa.
- Có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Có khả năng hoàn trả nợ vay.
- Có tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản hoặc được tín chấp theo qui định của ngân hàng.
 
Câu hỏi 25: Quy định về tài sản thế chấp, cầm cố khi nhà đầu tư vay vốn và hồ sơ vay vốn ngân hàng bao gồm những gì?
Trả lời:
a.       Tài sản thế chấp, cầm cố:
            Tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho khoản vay thuộc sở hữu của người vay hoặc của người bảo lãnh bao gồm:
- Bất động sản: nhà ở, nhà xưởng, quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất.
- Ðộng sản: máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá, phương tiện vận tải?
- Chứng từ có giá: sổ tiết kiệm, trái phiếu, công trái?
- Tài sản hình thành từ vốn vay trung dài hạn.
b.       Hồ sơ vay vốn ngân hàng
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Hồ sơ pháp nhân, giấy phép kinh doanh.
- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ.
- Hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố.
- Hồ sơ tài liệu khác theo yêu cầu của ngân hàng.
Câu hỏi 26: Hiện nay các lĩnh vực nào được các ngân hàng hỗ trợ vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế?
Theo Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 quy định một số lĩnh vực hỗ trợ vay vốn là:
-          Nhóm phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
-          Lĩnh vực thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu quy định tại Luật Thương mại.
-          Nhóm lĩnh vực phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-          Lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.
 
Câu hỏi 27: Hiện nay, để thực hiện hoạt động thuê đất, giao đất trong và ngoài khu công nghiệp nhà đầu tư cần liên hệ ở đâu?
Trả lời:
Để thực hiện việc thuê đất, giao đất thực hiện các dự án đầu tư nhà đầu tư cần liên hệ:
1.      Đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế: nhà đầu tư liên hệ Ban Quản lý Khu kinh tế để được hướng dẫn cụ thể.
2.      Đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế: nhà đầu tư liên hệ:
-         Tên đơn vị: Trung tâm Phát triển quỹ đất
-         Điện thoại: 0651.3886255
-         Địa chỉ: Đường Hùng Vương, Tx. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Câu hỏi 28: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước có bao nhiêu cụm công nghiệp và trình tự, thủ tục đầu tư vào cụm công nghiệp như thế nào?
Trả lời:
a. Quy hoạch cụm công nghiệp và số lượng cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động:
Theo Quyết định số 1069/QĐ-UBND quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là 33 cụm công nghiệp. Trong đó 01 cụm công nghiệp đã chính thức đi vào hoạt động, đó là:
Cụm Công nghiệp Hà Mỵ: đã được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt tại Quyết định số 2040/QĐ-UBND ngày 17/07/2009.
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Hà Mỵ.
- Địa điểm: Xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
- Tổng diện tích quy hoạch: 9,45 ha.
Đã hoàn thành các cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, nước, đường giao thông nội bộ và đã thu hút được một số nhà đầu tư thứ cấp.
Thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp: Đã thu hút được 04 nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư trong cụm, tỷ lệ lấp đầy khoảng 85,71%.
v     Tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư vào cụm công nghiệp:
Việc tiếp nhận các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp thực hiện theo quy định của Luật đầu tư, nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu tư và các quy định khác có liên quan về thu hút, tiếp nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đối việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng các công trình thuộc cụm công nghiệp phải thực hiện theo quy định về đầu tư xây dựng.
Hồ sơ xin vào sản xuất trong cụm công nghiệp gồm: Đơn xin vào sản xuất trong cụm công nghiệp; Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dự án đầu tư và xây dựng công trình; Hồ sơ xin cấp quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, sau khi nhận đủ các hồ sơ, đợn vị đầu tư hạ tầng phải có văn bản trả lời cho doanh nghiệp về việc xin đầu tư vào cụm công nghiệp.
v     Thuê đất, thuê lại đất và giao đất cho thuê trong cụm công nghiệp:
Trường hợp cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư; chủ đầu tư hướng dẫn các doanh nghiệp công nghiệp làm thủ tục thuê lại đất theo quy định của pháp luật về đất đai đồng thời tiến hành giao mốc giới, diện tích đất công nghiệp để triển khai thực hiện dự án.
Trường hợp cụm công nghiệp do UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã làm chủ đầu tư, bộ phận quản lý hướng dẫn doanh nghiệp công nghiệp lập hồ sơ đề nghị thu hồi đất, giao đất cho thuê đẻ triển khai thực hiện dự án.
Hồ sơ trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê lại đất thực hiện theo quy định hiện hành của UBND tỉnh.
v     Cấp phép xây dựng công trình trong cụm công nghiệp:
Sở Xây dựng cấp phép xây dựng các công trình trong cụm công nghiệp; trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
 
Trả lời:
Hiện nay, tỉnh Bình Phước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 08 khu công nghiệp với tổng diện tích 5244 ha, cụ thể:
 
STT
KCN
Diện tích (ha)
1
KCN Đồng Xoài
755
2
KCN Nam Đồng Phú
72
3
KCN Bắc Đồng Phú
200
4
KCN Sài Gòn- Bình Phước
450
5
KCN Becamex- Bình Phước
2.000
6
KCN Chơn Thành
682
7
KCN Minh Hưng
485
8
KCN Tân Khai
600
Tổng cộng
5.244
           
            Đất quy hoạch xây dựng 08 KCN chủ yếu là đất do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giao về cho tỉnh, nhưng diện tích và vị trí đất lại nằm rải rác không tập trung nên khi quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, không thể quy hoạch chung để kết nối hạ tầng.
            Do đó, trong tổng số 08 KCN nêu trên thì chỉ có 04 KCN (KCN Nam Đồng Phú; KCN Bắc Đồng Phú; KCN Sài Gòn- Bình Phước; KCN Becamex- Bình Phước) vẫn giữ nguyên, không chia nhỏ và không đặt tên khác so với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Riêng 04 KCN còn lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng và thuận lợi cho việc quản lý phân ngành sản xuất (đáp ứng nhu cầu sản phẩm công nghiệp tất yếu cho xã hội), phân khu công nghiệp (để giám sát môi trường chặt chẽ và tiện cho việc thu hút đầu tư), tỉnh đã chia nhỏ thành 15 KCN, cụ thể như sau:
 
STT
KCN
Diện tích (ha)
I
KCN đã thực hiện
 
1
KCN Đồng Xoài I
163
2
KCN Đồng Xoài II
85
3
KCN Đồng Xoài III
121
4
KCN Chơn Thành I
125
5
KCN Chơn Thành II
76
6
KCN Minh Hưng-Hàn Quốc
193
7
KCN Minh Hưng III
292
8
KCN Tân Khai I
63
9
KCN Tân Khai II
156
10
KCN Việt Kiều
104
11
KCN Thanh Bình
92
12
KCN Nam Đồng Phú
70
13
KCN Bắc Đồng Phú
179
14
KCN Sài Gòn- Bình Phước
448
15
KCN Becamex- Bình Phước
1993
II
KCN bổ sung
 
16
KCN Đồng Phú
1.084
Tổng cộng
5.244
 
Câu hỏi 30: Những chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của tỉnh dành cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh Bình Phước được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Theo Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND khi các nhà đầu tư đầu tư vào tỉnh Bình Phước sẽ được hưởng một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư như:
- Ưu đãi về giá thuê đất: trong đó doanh nghiệp sẽ được hưởng các ưu đãi về giá thuê đất, được miễn giảm tiền thuê đất và miễn giảm tiền sử dụng đất theo quy định.
- Thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
Bên cạnh các ưu đãi trên, nhà đầu tư sẽ được hưởng một số ưu đãi về miễn, giảm thuế giá trị gia tăng; ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu; ưu đãi về phí bảo vệ môi trường, ...
Câu hỏi 31: Tỉnh Bình Phước hiện đang có các chính sách ưu đãi nào dành cho nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp?
Trả lời:
Theo Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND quy định một số ưu đãi bổ sung cho khu công nghiệp như sau:
Đối với những dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, căn cứ vào quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh không tính tiền thuê đất đối với diện tích đất dùng cho các công trình công cộng trong khu công nghiệp (đường giao thông, đường điện, cây xanh, dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân...).
2. Thuế suất, thời gian áp dụng và thời gian miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp:
a) Đối với dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% áp dụng trong thời gian 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo.
b) Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp đã được thành lập:
- Đối với lĩnh vực sản xuất:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 15% áp dụng trong thời gian 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh và thời gian còn lại thực hiện theo Luật Thuế hiện hành.
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo.
- Đối với lĩnh vực dịch vụ:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 20% áp dụng trong thời gian 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh và thời gian còn lại thực hiện theo Luật Thuế hiện hành.
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 06 năm tiếp theo.
 
Câu hỏi 32: Các ưu đãi dành cho nhà đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư?
 
Trả lời:
Theo quyết định số 42/2011/QĐ-UBND nhà đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư sẽ được hưởng một số ưu đãi đầu tư như:
- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân;
- Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng;
- Ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Ưu đãi về thu tiền sử dụng đất.
Chú ý: Để biết thêm chi tiết nhà đầu tư có thể tham khảo tại Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND đăng trên website của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước (http://www.skhdtbinhphuoc.gov.vn).

Nguồn: Trung tâm TGPTDNNVV; người đăng: PTP.

[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)