Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Bình Long tỉnh Bình Phước đến năm 2020

Ngày 23/5/2011 UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 1217/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đến năm 2020 với các mục tiêu và những định hướng phát triển chủ yếu như sau:

 

I. Mục tiêu

- Tốc độ tăng dân số thời kỳ 2011-2015 đạt 2,5% và thời kỳ 2016-2020 đạt 3,25%;
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 18,6%, thời kỳ 2016-2020 đạt 11,2%;
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng khu vực I ngày càng giảm, khu vực II và III ngày càng tăng. Đến năm 2015, khu vực I đạt 12,2%, khu vực II đạt 46,7% và khu vực III đạt 41,1%; năm 2020: khu vực I đạt 9,0%, khu vực II đạt 43,0% và khu vực III đạt 48,0%;
- Thu nhập bình quân đầu người: Tính theo giá thực tế, năm 2015 là 49,1 triệu đồng/người và năm 2020 là 75,5 triệu đồng/người; Tính theo giá cố định, (năm 1994) là 32,5 triệu đồng/người vào năm 2015 và 47,2 triệu đồng/người vào năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2015, có 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, năm 2015 có 7 bác sỹ/vạn dân và năm 2020 có 10 bác sỹ/vạn dân.
- Phấn đấu đến năm 2015, có 100% phường xã có đủ trường cho 3 bậc học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, có thêm 5 trường đạt chuẩn quốc gia.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề: năm 2015 đạt 24%, đến năm 2020 đạt 35%.
- Phấn đấu đến năm 2020 đưa thị xã Bình Long cơ bản trở thành đô thị loại III.
II. Định hướng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu.
1 Ngành nông, lâm, ngư nghiệp (khu vực I)
a. Quan điểm:
Thị xã Bình Long có nhiều lợi thế và tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp toàn diện, nhất là cây công nghiệp dài ngày , nên cần phải được ưu tiên tập trung đầu tư để có thể tiếp tục phát triển sản xuất với tốc độ tăng trưởng cao, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
b. Mục tiêu:
Đối với thị xã Bình Long, trong giai đoạn từ 2011-2020, ngành nông – lâm – ngư – nghiệp vẫn được xác định là ngành sản xuất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Với mục tiêu đó, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng tập trung tạo vùng chuyên canh lớn, phục vụ tối đa cho nhu cầu xuất khẩu. Đặc biệt với sản phẩm của cây công nghiệp lâu năm, những sản phẩm mang tính chiến lược của tỉnh cũng như quốc gia.
 
                                                                Một số chỉ tiêu chủ yếu
 
 

1. Diện tích một số cây chủ yếu (Đvt :ha)
2015
2020
+ Cây cao su
4.500
4.900
+ Cây điều
1.700
1.100
+ Cây hồ tiêu
700
600
2. Chăn nuôi (Đvt: con)
 
 
+ Trâu, bò
3.900
3.900
+ Heo
10.000
12.000
+ Gia cầm
100.000
120.000

 
2 Ngành công nghiệp - xây dựng (khu vực II).
a. Quan điểm phát triển
Phát triển thị xã Bình Long trở thành một trong những trung tâm công nghiệp – dịch vụ của tỉnh, với sản phẩm xi măng là mũi nhọn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và có thị trường tiêu thụ rộng ở trong nước. Đồng thời góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống đô thị. Ngành công nghiệp trên địa bàn là ngành tiên phong trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn công nghiệp sạch, công nghiệp có công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại tiêu tốn ít năng lượng và sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu tác động đến môi trường đô thị.
Vấn đề bảo vệ môi trường do phát triển các ngành công nghiệp phải được chú trọng ngay từ đầu khi xem xét dự án công nghiệp. Hướng đến sản xuất công nghiệp tập trung, quy hoạch đồng bộ hệ thống các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
b. Mục tiêu phát triển
Trong giai đoạn 2011-2020 cần tiếp tục tập trung mọi nguồn lực nhằm đưa khu vực II thành ngành mũi nhọn của thị xã. Giai đoạn 2011-2015, khi Nhà máy Xi măng Bình Phước hoạt động đạt gần tương đương công suất thiết kế và các khu, cụm công nghiệp dần hoàn thành và đi vào hoạt động, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp đạt 20,5%. Qua đó thúc đẩy khu vực II cũng tăng với tốc độ 19,3%. Đến giai đoạn 2016-2020, khi các khu, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định và thu hút nhiều nhà đầu tư thì tốc độ gia tăng khu vực II ước đạt 9,3% (tốc độ giảm do quy mô lớn).
Theo giá hiện hành thì năm 2015, khu vực II có giá trị sản xuất là 2.735 tỷ đồng, của ngành công nghiệp là 2.085 tỷ đồng (chiếm 76.2%). Đến năm 2020, khu vực II đạt 4.391 tỷ đồng, ngành công nghiệp đạt 3.291 tỷ đồng (chiếm 74,9%).
c. Quy hoạch các cụm công nghiệp
+ Cụm công nghiệp Tà Thiết (khu vực gần Nhà máy Xi măng Bình Phước): Diện tích 40 ha.
+ Cụm công nghiệp Việt Hương (ở ngã 3 xe tăng – Hưng Chiến): 20 ha.
+ Khu công nghiệp Việt Kiều (ở phường Hưng Chiến).
3. Ngành thương mại, dịch vụ (khu vực III)
3.1 Ngành thương mại
a. Quan điểm:
Phát triển thị trường theo hướng văn minh thương mại, hướng tiêu dùng và kinh doanh mua bán theo phương thức hiện đại.
Bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, đảm bảo cân đối cung cầu về những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và cuộc sống. Ngày càng có nhiều hàng hóa mẫu mã đẹp, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân.
Chủ động tìm kiếm thị trường, tích cực hội nhập kinh tế với các địa phương lân cận như huyện Chơn Thành, thị xã Đồng Xoài, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận.
Xúc tiến nhanh việc đầu tư phát triển hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm thương mại – dân cư Thanh Bình, khu đô thị mới Nam An Lộc. Thiết lập mối liên kết với với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh để thu hút đầu tư.
Phát triển thương mại có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng – an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
b. Mục tiêu:
Dự báo đến năm 2015 tổng mức bán lẻ hàng hóa hóa và doanh thu dịch vụ thị xã đạt 2.284,55 tỷ đồng, trung bình giai đoạn 2011-2015 tăng 18,3%/năm. Và đạt 5.383,37 tỷ đồng vào năm 2020, trung bình giai đoạn 2016-2020 tăng 18,7%/năm.
3.2. Ngành tài chính
Dự kiến thu ngân sách năm 2015 là 175,95 tỷ đồng, chiếm 5,4% GDP và đến năm 2020, thu 347,78 tỷ đồng, chiếm 6,0% GDP của thị xã.
3.3. Ngành y tế
Đến năm 2015: 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; phấn đấu có 7 bác sỹ/vạn dân; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 9%; số giường bệnh/vạn dân đạt 45 giường.
Đến năm 2020: Phấn đấu đạt 100% trạm y tế xã có bác sỹ; phấn đấu có 10 bác sỹ/vạn dân, 50 giường bệnh /vạn dân.
3.4. Ngành giáo dục và đào tạo
Phấn đấu đến năm 2015: Có 100% phường, xã có đủ trường cho bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở .
Phấn đấu đến năm 2020: Số trường mần non sẽ phát triển thêm 18 trường, trường tiểu học 15, trung học cơ sở 9 và 3 trường phổ thông trung học.
Năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%.
3.5. Ngành văn hóa thông tin
Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến năm 2015 có 75% khu dân cư đạt văn hóa; 80% số hộ đạt “gia đình văn hóa”; 100% cơ quan, công sở đạt tiêu chuẩn “ Văn minh – An toàn – sạch đẹp”; 100% phường, xã có mặt bằng tập luyện thể dục, thể thao; 90% ấp, khu phố nơi sinh hoạt văn hóa.  
III. Phát triển kết cấu hạ tầng
1. Ngành giao thông vận tải
Thực hiện tốt công tác quy hoạch chung và chi tiết xây dựng của thị xã trong giai đoạn ngắn hạn 2011-2015 và dài hạn 2011-2020, gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, từng bước mở rộng nội ô thị xã.
Từ nay đến năm 2020, quy hoạch quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông trên địa bàn thị xã Bình Long tương đối ổn định; mở rộng các tuyến đường và mở rộng đường sắt, nhà ga. Trong đó có các công trình trọng điểm là:
+ Quốc lộ 13: hỗ trợ công tác giải tỏa để mở rộng, nâng cấp quốc lô 13 đoạn An Lộc Chiu Riu.
+ Tỉnh lộ: Mở rộng lộ giới đường tỉnh 752 và đường tỉnh 757 từ 32 m lên thành 45 m. Ngoài ra đến năm 2020 quy hoạch mở mới đường vành đai phía tây đường sắt với chiều dài 23,85 km.
+ Giao thông khu vực nội thị: Có 35 tuyến đường trong khu vực nội ô với tổng chiều dài 31,72 km, bề rộng mặt đường 6-27 m, lộ giới từ 12-40 m.
Quy hoạch mở rộng các tuyến đường: Đoàn Thị Điểm nối dài, đường Lê Thị Riêng, đường Châu Văn Liêm và đường Nguyễn Thái Học; với tổng chiều dài 5 km, lộ giới 30 m.
+ Giao thông phường, xã: Nâng cấp các tuyến đường thiết yếu khu trung tâm các phường, xã. Nâng tổng chiều dài đạt 222,64 km.
+ Hệ thống giao thông nông thôn: tiếp tục nhựa hóa và cấp phối hóa tất cả các tuyến giao thông chính ở các xã. Dự kiến từ nay đến năm 2020 đạt 100% số xã có đường giao thông nhựa hóa và cấp phối hóa.
+ Đường sắt: Mở rộng vành đai lộ giới đường sắt xuyên Á (Dĩ An – Lộc Ninh – Campuchia); quy hoạch nhà ga Bình Long (Phú Thịnh với diện tích 75 ha).
2. Ngành thông tin và truyền thông
Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng bưu chính viễn thông nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dịch vụ bưu chính viễn thông một cách thuận tiện nhất. Đến năm 2015, xây dựng thêm bưu điện phường Phú Thịnh và Bưu điện phường Hưng chiến.
Từng bước nâng cao tỷ lệ sử dụng điện thoại: năm 2015 là 60 máy/100 dân và năm 2020 là 84 máy /100 dân.
3. Ngành điện
Phát triển lưới điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã, nhất là cho sản xuất, đồng thời từng bước đầu tư cải tạo, nâng cấp đạt các tiêu chuẩn hiện đại hóa lưới điện.
Phấn đấu đến năm 2015 số hộ sử dụng điện là 100%, nâng cao chất lượng phục vụ ở đô thị, khu dân cư tập trung đông và các cụm công nghiệp.
IV. Một số giải pháp chủ yếu
Theo phương án chọn đến năm 2020, nền kinh tế xã hội thị xã Bình Long có những chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ ngành dịch vụ. Tổng GDP năm 2020 đạt 3.620 tỷ đồng (theo giá năm 1994). Trong đó khu vực I đạt 205 tỷ đồng, khu vực II đạt 2.095 tỷ đồng, khu vực III đạt 1.320 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 18,6%, giai đoạn 2016-2020 là 11,2%.
 Về cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến đáng kể. Cụ thể, năm 2020 khu vực I là 9%, khu vực II là 43% và khu vực III là 48%.
GDP bình quân theo giá hiện hành năm 2010 đạt 24,3 triệu đồng, năm 2015 là 49, 1 triệu/người và năm 2020 là 75,5 triệu/ người.
1. Vốn đầu tư
Dự báo tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2015 là 6.335 tỷ đồng. Trong đó khu vực I là 381 tỷ đồng, khu vực II là 3.168 tỷ đồng, khu vực III là 2.786 tỷ đồng; thời kỳ 2016-2020 tổng vốn là 10.328 tỷ đồng, trong đó khu vực I là 459 tỷ đồng, khu vực II là 4.055 tỷ đồng và khu vực III là 5.814 tỷ đồng.
2. Huy động đào tạo nguồn nhân lực
Nâng cao trí tuệ nguôn nhân lực trên cơ sở nâng cao trình độ học vấn, có chính sách hỗ trợ đào tạo nhân tài. Nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển nhiều ngành nghề mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thị xã cần có biện pháp và chính sách hợp lý thu hút lực lượng lao động về địa phương.
3. Giải pháp khoa học công nghệ
Khoa học và công nghệ: phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với phát triển khoa học và công nghệ.
Có chính sách thu hút lực lượng chuyên gia khoa học kỹ thuật giỏi trong tỉnh, ngoài tỉnh kể cả việt kiều và người nước ngoài tham gia công tác chuyển giao kiến thức khoa học, công nghệ.
Hình thành thị trường công nghệ với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế nhằm tăng nâng lực của mọi thành viên trong xã hội tham gia vào quá trình đổi mới khoa học, công nghệ, thực hiện xã hội hóa chuyển giao công nghệ.

 

Quyết định số 1217/QĐ-UBND ngày 23/5/2011 của UBND tỉnh

 

Người đăng: NĐN